Là nhóm cổ phiếu có thanh khoản cao (chiếm đến 20% số cổ phiếu có thanh khoản trên 100.000cp/phiên trên HSX và HNX) và luôn thu hút nhiều sự quan tâm trên thị trường nhưng ngành Bất động sản là một trong số ít những ngành vẫn chưa tăng giá nhiều trong thời gian qua. Trong khi một số ngành như ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí liên tục có những chuyển động mới thì trừ một vài cổ phiếu có “câu chuyện riêng” được dòng tiền đón nhận tích cực, trong vòng 1 năm qua hầu hết các cổ phiếu BĐS chỉ đi ngang hoặc tăng ít rồi nhanh chóng điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, thanh khoản dồi dào là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái cấu trúc của nhiều doanh nghiệp BĐS.
Từ giữa tháng 5, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã có sự hồi phục tích cực, kéo theo đó là diễn biến sôi động ở các cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam như PVD, GAS, PVS, PVT…Sự hồi phục của giá dầu khiến không ít nhà đầu tư khá lạc quan về khả năng thị trường hàng hóa đã bước vào chu kỳ hồi phục. Tuy nhiên, trừ giá dầu chúng tôi nhận thấy các nhóm hàng hóa cơ bản khác hầu hết vẫn chưa thoát khỏi đà giãm giá.
Diễn biến thất thường và khắc nghiệt của thời tiết gần đây tác động tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của các DN trong ngành nông nghiệp, trong đó có nông dược. Nông dược là ngành hoạt động tương đối phân mảnh với độ cạnh tranh cao. Trong năm 2015, ngành ghi nhận mức giảm 8% về mặt tăng trưởng và chịu sức ép cạnh tranh lớn từ hàng Trung Quốc (chiếm ~40% thị phần cả nước). Tuy vậy, một số doanh nghiệp với lợi thế lớn về quy mô và thương hiệu vẫn ghi nhận KQKD khả quan.
Hôm nay, cổ phiếu của CTCP Sợi Thế Kỷ (HSX – STK) đã có phiên điều chỉnh khá sâu sau khi tăng mạnh trong tuần cuối của tháng Năm do thông tin chia cổ phiếu thưởng và chia cổ tức bằng cổ phiếu (30% VĐL). Nhìn lại KQKD quý 1, lãi ròng của STK giảm mạnh, chỉ đạt 2,9 tỷ đồng, tương ứng 11,4% cùng kỳ năm 2015. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm xơ, sợi và dệt đến giữa tháng 5 ước đạt 378.754 tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy triển vọng quý 2 cũng như các quý còn lại của năm lại có một số yếu tố thuận lợi.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường vẫn có mức tăng trưởng dương nhưng không ấn tượng như giai đoạn cùng kì. Cụ thể, lũy kế 4T/2016, sản lượng tiêu thụ toàn thị trường đạt 85.410 xe (+10% so với cùng kì); trong khi cùng kì hai năm 2014 và 2015, mức tăng trưởng toàn thị trường đạt lần lượt là 28% và 37%. Đáng chú ý, sau 36 tháng liên tục tăng trưởng dương so với cùng kì, trong tháng 2/2016, cả hai dòng xe du lịch (PC) và xe thương mại (CV) bắt đầu ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm. Tính đến tháng 4/2016, xe du lịch và xe thương mại lần lượt tiêu thụ 47.525 xe (+14% so với cùng kì) và 31.668 xe (+24% so với cùng kì).
Thị trường dầu thô vừa trải qua một tuần lễ hiếm hoi với ít biến động về mặt bằng giá khi cả hai hợp đồng dầu thô tương lai là Brent và WTI chỉ có mức giảm giá nhẹ với lần lượt 0,2% và 1,4%, tương ứng 49,64 USD/thùng và 48,62 USD/thùng. Mặc dù tuần đầu tháng 6 là thời điểm diễn ra buổi họp hàng kì của OPEC, tuy nhiên sự kiện trên dường như càng củng cố thêm một vị thế yếu dần của tổ chức này trên phương diện ổn định mặt bằng giá và dẫn dắt thị trường.
Searefic (SRF-HSX), hoạt động trong lĩnh vực Cơ điện công trình (M&E) và Lạnh công nghiệp (LCN) đã có một quý ấn tượng. Doanh thu đạt 156,8 tỷ đồng, +79% so với cùng kỳ, LNST gần 7 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ. Cân nhắc tính mùa vụ của SRF khá tương đồng với phần lớn các DN ngành xây dựng, 2016 được kỳ vọng là năm ghi nhận doanh thu kỷ lục cho SRF.
Từng bị “đánh giá kém lạc quan” khi NĐT quan ngại giá dầu ở mức thấp sẽ tác động xấu lên triển vọng của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, tuy nhiên, KQKD của các DN vận tải xăng dầu (tanker) đang chứng minh điều ngược lại. Trong khuôn khổ bản tin ngày hôm nay, RongViet Research xin được cung cấp đến quý NĐT quan điểm về triển vọng của CTCP Vận tải xăng dầu Vitaco (VTO-HSX) trong năm 2016.
Hoạt động sản xuất công nghiệp những tháng qua đã có sự cải thiện đáng khích lệ. Theo số liệu mới nhất của Nikkei, chỉ số PMI tháng 05/2016 đạt 52,7 điểm, tăng 0,4 điểm so với tháng trước và là mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Theo khảo sát, số lượng đơn hàng trong tháng qua tăng mạnh, đặc biệt là đơn hàng nội địa. Đơn hàng tăng cao khiến các doanh nghiệp tăng cường tích trữ nguyên liệu, tồn kho hàng mua tăng trong khi tồn kho thành phẩm giảm là một chỉ báo cho thấy sự lành mạnh của hoạt động sản xuất. Một điểm đáng quan tâm là tốc độ tăng cao của giá cả đầu vào, một trong những nguyên nhân chính là do thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, ở đầu ra, giá cả tăng với tốc độ chậm hơn, nhu cầu tiêu thụ vì thế không bị ảnh hưởng nhiều và áp lực lạm phát theo chúng tôi đánh giá là chưa đáng quan ngại.
4 tháng đầu năm 2016, sản lượng tiêu thụ tôn mạ và ống thép của Hoa Sen ước đạt 512.028 tấn. Tăng trưởng so với cùng kỳ đạt 57% nhờ dây chuyền ống thép mới đi vào hoạt động và các dây chuyền tôn mạ khác chạy hết công suất.
Các dự án đầu tư mới của Hoa Sen đang đi đúng tiến độ. Tháng 6 tới các dây chuyền tại nhà máy Hoa Sen Nghệ An (KCN Đông Hồi, bao gồm một dây chuyền mạ kẽm/hợp kim nhôm-kẽm công suất 280.000 tấn/năm, một dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm và một dây chuyền ống thép 25.000 tấn/năm) sẽ đi vào hoạt động, nâng sản lượng cho hai quý cuối năm lên khoảng 670.000 tấn, +12% yoy. Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ của niên độ tài chính 2015-2016 của Hoa Sen có thể tăng 16% so với năm trước, tương đương vượt 8% kế hoạch năm.
Cuối tuần qua, chuyên viên ngành điện đã tham dự ĐHĐCĐ của CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP – HSX). Đây là nhà máy nhiệt điện vận hành theo hình thức dịch vụ phụ trợ, có tổng công suất thiết là 388,9 MW. Trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016, BTP được hưởng lợi đáng kể do tác động thời tiết. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2016, dự báo điều kiện kinh doanh của BTP sẽ không có nhiều thuận lợi.
Cuối tháng 5/2016, NHNN đã ban hành một số thông tư, chỉ thị về định hướng điều hành chính sách tiền tệ gồm: