CTCP Kết Cấu Kim Loại & Lắp Máy Dầu Khí (PXS – HSX) vừa mới công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho Q2/2016 với không nhiều biến chuyển so với kế hoạch. Trong đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 431 tỷ đồng (-28,0% yoy) và 42 tỷ đồng (-11,84% yoy).
Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (COTECCONS) (CTD- HSX) vừa công bố KQKD Q2/2016 với hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng. Tính riêng Q2/2016, DT và LNST tăng trưởng lần lượt 80% và 151% so với cùng kỳ, tổng cộng hai quý đầu năm, DT và LNST tăng trưởng 85% và 177%.
CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCT-HSX) là một trong 3 đơn vị cung cấp dịch vụ hàng hóa hàng không tại sân bay Nội Bài. Ưu thế là đơn vị thành viên của VietNam Airlines và uy tín dịch vụ giúp NCT thiết lập mạng lưới khách hàng đa dạng với thị phần hàng hóa tại Nội Bài trên 60%. Dòng vốn FDI rót mạnh vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam (các dự án lớn như Samsung Electronics, LG, Canon và Nokia) sẽ là động lực tăng trưởng chủ đạo cho nguồn hàng với tốc độ 12-15%/năm kéo dài đến 2020. Sự tham gia của ALS từ năm 2015, trong ngắn hạn, sẽ ảnh hưởng thị phần hàng hóa của NCT và kìm hãm đà tăng trưởng lợi nhuận của Công ty.
Công ty cổ phần suất ăn hàng không nội bài (NCS – Upcom) là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ Xí nghiệp sản xuất chế biến suất ăn hàng không Nội Bài từ năm 2004. Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp gồm cung cấp suất ăn và các dịch vụ liên quan đến ngành hàng không. TCT hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) là công ty mẹ của NCS và nắm giữ 60% cổ phần. Dưới đây là một số cập nhật nhanh của RongViet Research về triển vọng của công ty:
Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang (SKG - HSX) vừa công bố kết quả kinh doanh Q2/2016 của doanh nghiệp. Có thể nhận thấy SKG vẫn tiếp tục duy trì hoạt động cốt lõi với kết quả ấn tượng khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 103 tỷ đồng (+12,3% yoy) và 65 tỷ đồng (+19,4% yoy). Mức tăng trưởng so với quý trước đó (Q1/2016) là +18,4% và +20,1%.
Với nhận định lĩnh vực vận tải hàng lỏng đường biển sẽ tiếp tục hưởng lợi từ sự mở rộng của các dự án lọc hóa dầu và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu ở Việt Nam tăng trưởng ổn định. Chúng tôi xin cập nhật đến quý NĐT tình hình SXKD 6 tháng đầu năm 2016 và triển vọng kinh doanh của Tổng CTCP Vận tải dầu khí Việt Nam (PVT-HSX) trong thời gian sắp tới.
Vừa qua chuyên viên ngành của chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với đại diện CTCP Cao Su Tây Ninh (HSX –TRC) nhằm trao đổi về kết quả kinh doanh cũng như trao đổi về chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn.
Do hạn chế về công nghệ, các doanh nghiệp dược Việt Nam hầu như chỉ có thể sản xuất các loại thuốc generics. Thuốc Generics, khi đấu thầu vào kênh bệnh viện (ETC), sẽ được phân ra làm 5 nhóm riêng biệt:
Nhóm 1: Thuốc sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn EU-GMP, PIC/S-GMP hoặc WHO-GMP, tại các nước tham gia ICH (Mỹ, Nhật, các nước châu Âu…) và Australia.
Nhóm 2: Thuốc sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/S-GMP nhưng không thuộc nước tham gia ICH và Australia. Hiện tại, chiếm nhiều nhất là các doanh nghiệp Ấn Độ, ngoài ra còn các doanh nghiệp chấu Á khác như Đài Loan, Hàn Quốc và một vài doanh nghiệp Việt Nam (Bidipharco, Pymepharco)
Nhóm 3: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận.
Nhóm 4: Thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế công bố.
Nhóm 5: Thuốc không đáp ứng tiêu chí của các nhóm 1, 2, 3 và 4 ở trên.
CTCP Cao su Phước Hòa (PHR – HSX) vừa công bố KQKD 6 tháng đầu năm với kết quả thấp hơn kỳ vọng của chuyên viên ngành. Cụ thể, sản lượng sản xuất và thu mua trong 1H2016 đạt 9.000 tấn, giảm 2% so với cùng kỳ, trong khi đó, tình hình tiêu thụ khá tốt, sản lượng tiêu thụ đạt 10.800 tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Do giá bán trong nửa đầu năm thấp hơn 13% so với cùng kỳ nên doanh thu từ bán thành phẩm giảm nhẹ khoảng 5%, tương ứng 316 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước tính đạt khoảng 55,7 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ và chỉ đạt 44,3% kế hoạch của cả năm.
Từ cuối năm 2014, đa phần các doanh nghiệp ngành nhựa được hưởng lợi nhờ giá nguyên liệu đầu vào liên tục giảm mạnh. Tuy nhiên, KQKD của một số ít doanh nghiệp như CTCP Nhựa Sài Gòn (Upcom: VNP) lại đi ngược xu hướng chung. Hoạt động chính của VNP là kinh doanh các loại hạt PVC, PET, PP, PE, nguyên liệu dùng để sản xuất các loại ống nhựa, và bao bì. Hiện tại, trung bình mỗi năm Công ty cung ứng cho thị trường khoảng 20.000 tấn nhựa các loại, chiếm 5% tổng sản lượng cung ứng của toàn thị trường. Là nhà cung ứng lớn của nhiều doanh nghiệp nhựa trong nước, bao gồm cả BMP và NTP, hoạt động đầu tư dàn trải khiến VNP kinh doanh thua lỗ những trong suốt ba năm qua. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu thời gian gần đang giúp VNP vực dậy sau sau một thời gian dài khó khăn.
Tuần qua, chuyên viên ngành BĐS của chúng tôi có làm việc với đại diện CTCP Tập đoàn Hà Đô (HSX – HDG). Tiền thân là một đơn vị xây dựng thuộc Bộ Quốc Phòng, HDG có lợi thế so với nhiều công ty BĐS khác nhờ khả năng tiếp cận quỹ đất của quân đội ở những vị trí đẹp và nhiều tiềm năng kinh doanh. Hiện tại, danh mục đang triển khai của HDG gồm 7 dự án BĐS nằm chủ yếu ở thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM và 1 dự án quy mô 75ha ở Lào. Trong khi mảng thủy điện và xây dựng tiếp tục tạo ra nguồn thu ổn định, mảng kinh doanh BĐS của HDG sẽ có một số chuyển biến mạnh mẽ 6 tháng cuối năm 2016 với sự tham gia của hàng loạt dự án như (1) dự án khách sạn Ibis Hồng Hà, (2) dự án Hado Centrosa (tên cũ là Z756) và (3) chung cư CC1 thuộc dự án Dịch Vọng.
Nửa đầu năm 2016, sự khắc nghiệt của El Nino đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các nhà máy thủy điện phía Nam, trong đó có CTCP Thủy điện Cần Đơn (HSX: SJD). Cụ thể, cập nhật mới đây của chúng tôi cho thấy ngoại trừ Nà Lơi (nhà máy thủy điện ở phía Bắc), ước tính sản lượng điện thương phẩm của ba nhà máy còn lại (Cần Đơn, Ry Ninh II, và Hà Tây) đều không hoàn thành kế hoạch.