Cập nhật thị trường trang sức quốc tế - Trung Quốc và Mỹ suy giảm, Ấn Độ tăng trưởng

01-11-2024
: PNJ
: Bán lẻ
: Quyên Nguyễn
Tags:
- Chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế (ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu thực tế và niềm tin tiêu dùng) tác động trọng yếu đến doanh số bán lẻ trang sức tại các thị trường lớn của thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ.
- Riêng tại thị trường Mỹ, mặc dù tăng trưởng GDP vẫn khả quan, doanh số bán lẻ trang sức bị ảnh hưởng, có thể do sự phân bổ không đồng đều của tài sản, hoặc/và nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế không đến từ tiêu dùng.
- Dựa trên số liệu cập nhật KQKD mới nhất, hiệu quả HĐKD của các công ty đều bị ảnh hưởng bởi giá vàng (trừ Pandora).

GMD – Cập nhật KQKD Q3-FY24: Duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ

31-10-2024
: GMD
: Cảng biển
: Quân Cao
Tags: GMD Cảng biển
- Trong Q3-FY24, doanh thu thuần đạt 1.234 tỷ đồng (+24% YoY). Trong đó: mảng xếp dỡ ghi nhận 1.095 tỷ đồng (+11% QoQ, +40% YoY) và Logistic kém hơn kỳ vọng, ghi nhận 139 tỷ đồng (-29% QoQ, -36% YoY).
- Sản lượng tại Cảng Nam Đình Vũ đạt 337 nghìn TEU (+10% QoQ, +19% YoY) và Gemalink (GML) đạt 475 nghìn TEU (+5% QoQ, +87% YoY). Động lực tăng trưởng nhờ xu hướng hồi phục chung của nhu cầu xuất nhập khẩu và có nhiều tuyến dịch vụ hơn so với cùng kỳ.
- Lợi nhuận từ liên doanh, liên kết (JVs) tăng trưởng duy trì tốc độ tăng trưởng cao. JVs đóng vai trò chính vào LNST-CĐM của GMD, khi chiếm tới 66%, ghi nhận 222 tỷ đồng (+279% yoy).
- Dự phóng cho năm 2024, doanh thu và LNST-CĐM lần lượt đạt 4.154 tỷ đồng (+8% YoY) và 1.182 tỷ đồng (+55% YoY) (loại trừ lợi nhuận từ thoái vốn tại cảng Nam Hải và Nam Hải Đình Vũ). Giá mục tiêu hiện tại của GMD là 71.000 VND/cổ phiếu. Chúng tôi xem xét lại dự phóng, định giá và sẽ cập nhật tới nhà đầu tư trong báo cáo sau.

FMC – Doanh thu Q3/2024 vượt đỉnh nhưng LNST CTM chưa như kỳ vọng

30-10-2024
: FMC
: Thủy sản
: Hiển Lê
Tags:
- Q3-2024: doanh thu đạt 2.845 tỷ đồng (+59% YoY) nhờ sản lượng tôm tăng 41% YoY và giá bán tôm ước tính theo VND tăng 14% YoY. Giá bán tôm theo VND tăng 6% QoQ nhưng biên gộp thấp hơn dự phóng của chúng tôi, đạt 10,8% (giảm từ mức 11,3% trong Q2/2024). Chi phí bán hàng tăng 150% YoY do chi phí vận chuyển tăng gấp 3 lần đã làm LNST Cty Mẹ (LNST CTM) giảm còn 80 tỷ đồng (-1% YoY).
- Năm 2024, chúng tôi nâng dự phóng doanh thu lên 7.279 tỷ đồng (+43,1% YoY) với sản lượng tăng 29% YoY và giá bán tăng 12% YoY. Tuy nhiên, chúng tôi giảm dự phóng LNST CTM xuống 280 tỷ đồng (+1,3% YoY) từ mức 342 tỷ đồng do tăng 37% chi phí bán hàng so với dự phóng trước đó. EPS 2024 sau điều chỉnh quỹ phúc lợi tương đương là 4.235 đồng (+1,3% YoY).
- Chúng tôi nhận thấy FMC hiện tại chưa thật sự hấp dẫn trong ngắn hạn khi đang giao dịch tại P/E forward năm 2024 sau điều chỉnh là 10,9x (mức này cao hơn mức trung bình 5 năm 2018-2023 tại 7,x). Chúng tôi sẽ cập nhật lại dự phóng dài hạn cho cổ phiếu này trong báo cáo sau.

HAX – KQKD Q3-2024 vượt kỳ vọng nhờ mở rộng biên LN đáng kể

29-10-2024
: HAX
: Xe hơi và phụ tùng
: Hưng Nguyễn
Tags:
- Trong Q3-2024, theo VAMA, doanh số ô tô Việt Nam ghi nhận 59.743 xe, tăng trưởng ấn tượng +29,4% QoQ, +13,4% YoY, cấu thành từ sức cầu kinh tế phục hồi đi kèm hỗ trợ từ chính sách giảm LPTB 50% cho xe lắp ráp trong nước (CKD), hiệu lực 3 tháng từ 1-9-2024. Thị phần dòng xe CKD như Hyundai TC, Toyota, Mitsubishi, Mercedes-Benz (MBZ) theo đó, cũng phục hồi tốt ở quý này.
- HAX ghi nhận doanh thu Q3-2024 ấn tượng 1.536 tỷ đồng (+36,8% QoQ, +37,7% YoY), nhờ vào yếu tố thị trường chung (như đề cập) và thị phần phân phối cho xe MG tăng lên khi mở mới 5 showroom trong giai đoạn này.
- LNST của HAX trong quý này đạt 62 tỷ đồng (x7 lần QoQ, YoY). Yếu tố đáng chú ý nhất nằm ở (1) mở rộng biên LN gộp mảng MBZ, (2) tiết giảm CPBH/D.thu thuần cho cả MBZ, MG cùng (3) khoản thu nhập khác đột biến 21 tỷ đồng ở các Cty con (chủ yếu là MG x3 lần QoQ, x~2 lần YoY) có thể đến từ ghi nhận tiền thưởng từ hãng MG sau trong 1 năm hợp tác thành công với SAIC Motor (T7-2023).
- Tổng cả năm 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và LNST Cty Mẹ của HAX đạt lần lượt 5.373 tỷ đồng (+34,9% YoY), 143 tỷ đồng (+322% YoY), tương ứng EPS tương ứng năm 2024 đạt 1.328 đồng/cổ phiếu.
- Chúng tôi cho rằng, HAX không còn là cơ hội đầu tư hấp dẫn trong ngắn hạn khi mức PE fwd năm 2024 tại giá đóng cửa ngày 28/10/2024 đạt 12.6x, đã cao hơn trung bình giai đoạn 2012-23 của HAX (9,2x). Dự phóng dài hạn và định giá chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong báo cáo sau.

Nhựa xây dựng – Duy trì lợi thế từ nguyên liệu giá thấp

28-10-2024
: BMP, NTP
: Nguyên vật liệu
: Đỗ Thạch Lam, CFA
Tags:
- Cho 9 tháng đầu năm 2024 (9T24), các công ty nhựa xây dựng chưa ghi nhận sự tăng trưởng về mặt doanh thu khi nhu cầu với sản phẩm chưa phục hồi tích cực, với doanh thu của BMP và NTP lần lượt đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (-3%YoY) và 3,8 nghìn tỷ đồng (tương đương cùng kỳ 2023). Tuy nhiên điểm sáng nằm ở biên lợi nhuận của các doanh nghiệp tiếp tục cải thiện so với 2023, khi giá hạt nhựa PVC giảm về mức USD 790/tấn (-9%YoY), do: 1/ Tình trạng dư cung các nguyên vật liệu nhựa tại thị trường Trung Quốc; 2/ Nhu cầu vật liệu xây dựng chưa phục hồi hoàn toàn. Biên lợi nhuận gộp (GPM) của BMP và NTP trong 9T24 lần lượt đạt 43% (so với 41% trong 2023) và 30,5% (so với 30% trong 2023), duy trì ở mức cao nhất trong giai đoạn 2020-2024
- Cho quý 4/2024, giai đoạn cao điểm của xây dựng nội địa, chúng tôi cho rằng sản lượng của các công ty sẽ ghi nhận sự hồi phục nhẹ so với quý 3/24 và so với cùng kỳ 2023, khi thị trường BĐS dân dụng có dấu hiệu hồi phục. Về mặt nguyên liệu (hạt nhựa PVC), nhu cầu chưa có sự hồi phục rõ rệt, qua đó chúng tôi kỳ vọng giá nguyên liệu sẽ dao động với biên độ hẹp ở USD790/tấn (tương đương so với quý 3/2024).
- Với công ty trong danh mục theo dõi - BMP, chúng tôi kì vọng sản lượng bán hàng quý 4 có thể đạt 25 nghìn tấn (tăng 2%YoY), tương ứng doanh thu ước đạt 1.468 tỷ đồng (tương đương quý 4/2023). Biên GPM duy trì ở ở 43% và lợi nhuận ròng quý 4/24 có thể đạt 282 tỷ đồng (+13%YoY). Cho cả năm 2024, lợi nhuận sau thuế của BMP có thể đạt 1.042 tỷ đồng (tương đương năm 2023 và hoàn thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp).

Cập nhật thị trường tiền tệ tháng 10/2024

25-10-2024
: VDS
: Vĩ mô
: Hà My
Tags:
- Tiền đồng tăng nhanh trở lại theo sự phục hồi của chỉ số DXY.
- Chính sách tiền tệ vẫn giữ hướng hỗ trợ tăng trưởng nhưng sẵn sàng ứng phó với áp lực điều hành trong ngắn hạn.

Ngành cảng biển – Giai đoạn tăng trưởng mạnh đã qua đi và các yếu tố khó dự báo đang đón đợi

24-10-2024
: GMD, HAH, VSC
: Cảng biển
: Quân Cao
Tags:
- Hoạt động thương mại trong tháng 09/2024 chứng kiến sự thu hẹp so với tháng trước (gi, ước tính giá trị XNK container đường biển lần lượt đạt 19 tỷ USD (+15% YoY) và 13 tỷ USD (+18% YoY). Lũy kế 9T2024, ước tính giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa container đường biển lần lượt đạt 164 tỷ USD (+14% YoY) và 110 tỷ USD (+16% YoY).
- So với tháng trước sản lượng thông qua hai khu vực Hải Phòng và Vũng Tàu đều thu hẹp trong tháng 09/2024, diễn biến này tương đồng với dòng chảy thương mại. Tổng thông lượng tại hai khu vực trong tháng 09/2024 lần lượt giảm 10% MoM và 12% MoM, nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương 7% YoY và 33% YoY, tương ứng đạt 602 nghìn TEU và 548 nghìn TEU. Chúng tôi cho rằng, sự giảm sút này mang yếu tố thường niên, là đặc tính mùa cao điểm của ngành. Thông thường, mùa cao điểm rơi vào tháng 6 – 8 hàng năm, chiếm tỷ trọng khoảng 27% về giá trị, cũng như sản lượng hàng hóa XNK container đường biển.
- Hàng hóa thông quan được dự báo chậm lại trong Q4-FY24 nhưng vẫn duy trì tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Chúng tôi kỳ vọng, nhu cầu tiêu dùng đối với nhóm hàng hóa không thiết yếu sẽ cải thiện rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2025, khi chính sách hạ lãi suất của FED sẽ làm giảm gánh nặng nợ và gia tăng sức mua thực tế đối với người tiêu dùng tại Mỹ.
- Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2025 vẫn tiềm ẩn rủi ro “lơ lửng” khiến dự báo đi không đúng quỹ đạo, đó là kết quả bầu tổng thống Mỹ vào ngày 05/11/2024 và căng thẳng địa chính trị dai dẳng.

Thị trường Bất động sản 9T2024 – Kỳ vọng cân bằng nguồn cung

23-10-2024
: KDH, NLG, PDR
: Bất động sản
: Giao Nguyễn
Tags:
- Trong Q3/2204, căn hộ chung cư (CHCC) chiếm gần 70% nguồn cung chào bán mới, với phần lớn đến từ phân khúc cao cấp và hạng sang (giá bán trên 50 triệu đồng/m2 với CHCC), trong đó thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực về cả nguồn cung và khả năng hấp thụ.
- Giá bán sơ cấp tiếp tục duy trì đà tăng, thị trường Hà Nội gần tiệm cận mức 64 triệu đồng/m2 (+9%QoQ, +26%YoY), trong khi thị trường TP. HCM tăng nhẹ và đạt 66 triệu đồng/m2 (+4%QoQ, +8%YoY). Chúng tôi cho rằng xu hướng tăng giá (ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp) vẫn sẽ duy trì trong quý 4/2024 và nửa đầu 2025, hàm ý nhu cầu mua CHCC để cư trú vẫn ở mức cao.
- Chúng tôi kỳ vọng những hạn chế về nguồn cung TP.HCM sẽ sớm được tháo gỡ với những thay đổi về luật, cơ chế mới: 1/ thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại để tháo gỡ nguồn cung ra thị trường, 2/ công bố bảng giá đất mới cho TP.HCM, đẩy nhanh quá trình đền bù và tính tiền sử dụng đất đối với những dự án vướng mắc pháp lý. Một số chủ đầu tư niêm yết có dự án dự kiến mở bán trong Q4/2024, có thể kể đến : KDH (Foresta), NLG (Mizuki Park, Nam Long Cần Thơ), PDR (NTMK, Bắc Hà Thanh).

PVS – Các dự án dầu khí là động lực tăng trưởng năm 2024-2025 và xa hơn là điện gió ngoài khơi

22-10-2024
: PVS
: Dầu khí
: Thắng Hoàng
Tags:
- Năm 2024 là cột mốc quan trọng với PVS với việc triển khai nhiều dự án dầu khí trọng tâm như Lô B, Sư Tử Trắng, Lạc Đà Vàng. Tuy vậy, năm đầu tiên của dự án đơn vị chỉ thực hiện các công việc khảo sát, lên bản thiết kế và mua sắm thiết bị, do đó khối lượng các công việc xây lắp sẽ tập trung trong năm 2025 và 2026.
- Theo đó, chúng tôi dự phóng doanh thu 22.730 tỷ đồng (+17% YoY) và LNST-CĐM 1.107 tỷ đồng (+8% YoY) cho năm 2024. Trong năm 2025, KQKD của PVS sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn với doanh thu đạt 38.235 tỷ đồng (+68% YoY) và LNST-CĐM 1.509 tỷ đồng (+36% YoY).
- Trong dài hạn, chúng tôi cho rằng PVS sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.
- Chúng tôi khuyến nghị TÍCH LŨY đối với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 42.300 đồng/cp (+10%) dựa trên phương pháp FCFF và P/E. Tuy triển vọng doanh nghiệp tích cực, chúng tôi cho rằng mức giá hiện tại đã phần nào phản ánh tiềm năng tăng trưởng của công ty từ việc liên tiếp trúng thầu nhiều dự án với mức P/E 20x, xấp xỉ mức trung bình 3 năm là 21x.

Cập nhật thị trường Tôn mạ Q3/2024 – Duy trì đà tăng trưởng

21-10-2024
: HSG, NKG
: Nguyên vật liệu
: Mã Quốc Dũng
Tags:
- Trong Q3/2024, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 629.433 tấn(-1,4% QoQ, +23,9% YoY). Trong đó, miền Bắc ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội (+41,5% YoY, +2,5% QoQ), miền Nam vẫn là khu vực tiêu thụ lớn nhất với 365.270 tấn. Xuất khẩu duy trì tăng trưởng cao trong Q3/2024 (+39,4% YoY), tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu so với nội địa giảm còn 50% vào tháng 9/2024 trước tình hình giá thép thế giới kém thuận lợi.
- Trong tháng 9/2024, thông tin về gói kích thích kinh tế của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tạo động lực tích cực cho ngành thép, giá thép HRC tại Trung Quốc đã phản ứng với tin này khi tăng 12% kể từ đầu tháng 9, và kì vọng về giá thép quý 4 tăng trở lại vùng 530 – 580 USD/tấn. Cho năm 2025, chúng tôi cho rằng ngành thép Việt Nam duy trì mức tăng trưởng nội địa +10%YoY; nhưng thị trường xuất khẩu có thể gặp khó khăn (sản lượng giảm 5% YoY), do điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép CORE và nhu cầu thế giới phục hồi chậm.
- Với các thông tin hiện tại, chúng tôi duy trì khuyến nghị đầu tư ngắn hạn cổ phiếu HSG trong quý 4, với giá mục tiêu 23.500 đồng (+14% so với ngày 18/10/2024) khi: 1/ Thị trường bất động sản trong nước, đặc biệt ở miền Bắc, đang phục hồi, nơi HSG dẫn đầu thị phần, 2/ Tỷ lệ phụ thuộc xuất khẩu giảm dần (59,7% trong Q3/2024 so với mức 68,9% trong Q1), 3/ Giá thép nội địa tăng trở lại, cải thiện biên lợi nhuận cho HSG trong Q4/2024.

CTG – Ghi chú ĐHCĐ Bất thường 2024 và cập nhật dự phóng KQKD Q3-2024 và 2024F

18-10-2024
: CTG
: Ngân hàng
: Tùng Đỗ
Tags:
- Ngày 17/10, CTG đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường và thông qua việc bầu bổ sung hai thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029.
- Cho Q3-2024, chúng tôi dự phóng Thu nhập lãi thuần/Tổng thu nhập hoạt động/ LNTT hợp nhất tăng trưởng lần lượt 19% YoY/12% YoY/42% YoY. Các động lực chính cho tăng trưởng LNTT đến từ (1) NIM mở rộng 5 bps trên nền thấp của cùng kỳ, (2) quy mô tín dụng tăng trưởng khoảng 16% YoY (hay 9% từ đầu năm), và (3) chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm 7% YoY. Chi phí tín dụng cũng được dự báo giảm 12% so với quý trước nhờ hoàn nhập một phần chi phí dự phòng đã trích lập cho phần nợ xấu trong Q2-2024 sau đó đã được kiểm soát và đưa về nhóm nợ tiêu chuẩn. Tại cuối Q3-2024, tỷ lệ nợ xấu trước CIC là 1,4%.
- Lũy kế 9T-2024, LNTT ước đạt 19,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14% YoY và hoàn thành 67% dự phóng LNTT 2024F hiện tại.
- Đối với dự phóng 2024F, chúng tôi điều chỉnh giảm 5% LNTT 2024F so với dự phóng trước đó xuống mức 27,9 nghìn tỷ đồng (+12% YoY) từ mức 29,5 nghìn tỷ đồng (+18% YoY) dựa trên điều chỉnh (1) giảm nhẹ tăng trưởng tín dụng hợp nhất cả năm từ 14,4% xuống 13,8% khi sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng vẫn chưa ổn định, và (2) và giảm 7 bps của NIM xuống 2,92%.
- Chúng tôi điều chỉnh giảm 3% đối với GMT của CTG xuống 40.400 đồng/cổ phiếu, phản ánh điều chỉnh tương ứng với dự phóng mới cập nhật. Tổng mức sinh lời kỳ vọng tại giá đóng cửa ngày 18/10/2024 là 11%, chúng tôi duy trì khuyến nghị TÍCH LŨY đối với CTG.

Giải mã cột mốc 1.200+ của VN-Index sau hơn 20 năm

17-10-2024
: VDS
: Dịch vụ tài chính
: Hưng Lê
Tags:
- Sau khủng hoảng tài chính 2007-2009, các chỉ số chứng khoán quốc tế như Dow Jones, S&P 500 tăng trưởng mạnh, nhưng VN-Index chỉ dao động quanh mức 1.000 điểm suốt hơn 20 năm.
- VN-Index đạt mức định giá P/E cao (35 lần), tạo đỉnh mọi thời đại vào tháng 3/2007 tại mốc 1.155 điểm, nhưng lợi suất đầu tư không hấp dẫn, dẫn đến điều chỉnh về mức hợp lý hơn sau khủng hoảng 2008.
- Vùng định giá hiện tại và xu hướng trăng trưởng EPS của VN Index duy trì quanh mức +8,4%/năm trở lên hàm ý mức sinh lời kỳ vọng trên 14,2%/năm trong dài hạn (Bảng 1)